Phiên dịch là gì? Mô tả công việc và yêu cầu của phiên dịch viên

Trong lĩnh vực dịch thuật, hai thuật ngữ phổ biến mà chúng ta thường nghe đến là “biên dịch” và “phiên dịch”. Dù có vẻ giống nhau, nhưng thực tế hai khái niệm này có những sự khác biệt quan trọng. Hãy cùng Dịch Thuật 24h tìm hiểu về sự khác nhau giữa biên dịch và phiên dịch, cũng như công việc và yêu cầu của phiên dịch viên trong bài viết bên dưới!

Tìm hiểu tổng quan về phiên dịch và biên dịch

Phiên dịch là gì?

Phiên dịch là việc diễn giải lời nói của một người bằng một ngôn ngữ khác để truyền đạt cho người khác. Người thực hiện công việc diễn giải lời nói này được gọi là phiên dịch viên. Quá trình phiên dịch thường được diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Khi đó phiên dịch viên phải nghe và diễn giải ngay bằng ngôn ngữ đích.

Phiên dịch là gì

Phiên dịch viên cần có khả năng dịch cả xuôi và ngược mà không cần sử dụng từ điển hoặc các công cụ hỗ trợ. Điều này đòi hỏi họ phải hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của câu nói để giải thích cho đúng.

Biên dịch là gì?

Biên dịch là quá trình chuyển đổi văn bản từ một ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác mà vẫn bảo toàn ý nghĩa gốc. Để thực hiện công việc này, người biên dịch cần có kỹ năng ngôn ngữ thành thạo và hiểu biết sâu về văn hóa của ngôn ngữ đích.

Họ cũng cần có khả năng viết tốt để diễn đạt mượt mà và hấp dẫn. Biên dịch viên phải hiểu rõ nội dung, phong cách và hình thức của văn bản gốc để tiến hành biên dịch và chỉnh sửa lại nội dung bằng ngôn ngữ đích. Điều này đảm bảo rằng văn bản được giữ nguyên ý nghĩa, phong cách và hình thức như ban đầu.

Phiên dịch và biên dịch khác nhau như thế nào?

Điểm giống nhau của phiên dịch và biên dịch

– Cả phiên dịch viên và biên dịch viên đều phải thành thạo cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích để thực hiện công việc của họ.

– Đều có mục tiêu chính là dịch văn bản, lời nói từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

– Cả hai chuyên gia đều có kiến thức sâu sắc về ít nhất hai ngôn ngữ mà họ làm việc, bao gồm sự trôi chảy, cấu trúc câu, ngữ pháp, thành ngữ, tiếng lóng,…

– Cả hai cũng nắm vững văn hóa, phong tục, truyền thống,… của cả hai ngôn ngữ mà họ làm việc.

– Cả hai đều đòi hỏi trình độ chuyên môn để thực hiện công việc của họ.

Điểm giống nhau của phiên dịch và biên dịch

Phân biệt biên dịch và phiên dịch

Đặc điểm Biên dịch Phiên dịch
Cách thức chuyển ngữ Dịch nội dung và chỉnh sửa dưới dạng ngôn ngữ viết. Bản dịch được thể hiện bằng ngôn ngữ viết. Truyền đạt nội dung bằng văn nói.
Thời gian thực hiện Biên dịch không bị áp lực lớn về thời gian. Biên dịch viên luôn có thời gian chuẩn bị và dịch thuật. Đòi hỏi áp lực lớn về thời gian, người dịch phải nghe, hiểu và chuyển ngữ tức thì, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của câu nói trong ngôn ngữ gốc.
Công cụ hỗ trợ Biên dịch có thể sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ dịch thuật như từ điển, phần mềm kiểm tra lỗi và các phần mềm tin học văn phòng. Thường không có nhiều công cụ hỗ trợ sẵn có. Nếu có, thì chúng thường liên quan đến các thiết bị như tai nghe, microphone. Người dịch từ xa cũng có thể sử dụng điện thoại di động, máy tính xách tay và phần mềm họp trực tuyến.
Độ chuẩn xác Độ chuẩn xác gần như tuyệt đối là yêu cầu bắt buộc của nghề biên dịch.  Độ chuẩn xác thường thấp hơn so với nghề biên dịch.
Sự mạch lạc, trôi chảy Người dịch có nhiều thời gian để chuyển ngữ nên bản dịch luôn mạch lạc, trôi chảy.  Không có sự trôi chảy và liên tục trong lời dịch như trong biên dịch.
Số lượng người tham gia dịch thuật Có thể có nhiều người tham gia trong quá trình biên dịch. Trong phiên dịch, đa số phiên dịch viên thường phải làm việc độc lập.

Mô tả công việc của phiên dịch viên

Công việc của phiên dịch viên thường không giống nhau hoàn toàn. Tùy thuộc vào vai trò và nhiệm vụ họ đảm nhận mà họ sẽ được chia những đầu việc riêng. Tuy nhiên, nhìn chung, có một số nhiệm vụ chính mà họ thường thực hiện như sau: 

  • Chuyển đổi và truyền tải nội dung, thông tin từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích: Phiên dịch viên phải truyền đạt văn phong của ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ cần dịch một cách rõ ràng, chính xác, đầy đủ ý nghĩa. 
  • Phiên dịch trong các cuộc họp của công ty: các cuộc họp thường diễn ra để trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Khi chủ doanh nghiệp hoặc lãnh đạo công ty là người nước ngoài, phiên dịch viên sẽ nhận nhiệm vụ truyền đạt lại ý kiến của lãnh đạo và nhân viên để cuộc họp diễn ra thành công. 
  • Phiên dịch cho cấp trên trong các cuộc họp, đàm phán với khách hàng, đối tác: Những cuộc họp như vậy thường rất quan trọng, do đó, phiên dịch viên cần phải hỗ trợ cấp trên mở rộng quan hệ hợp tác và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
  • Thực hiện các công việc khác: Dịch tài liệu, soạn thảo hợp đồng và thực hiện các công việc hành chính khác theo yêu cầu. Trong một số trường hợp, họ có vai trò như một thư ký.

công việc của phiên dịch viên

Các hình thức phiên dịch 

Ngành phiên dịch viên không chỉ có môi trường làm việc đa dạng, mà còn có nhiều hình thức phiên dịch khác nhau.

Phiên dịch song song (simultaneous interpreting)

Phiên dịch song song, còn được gọi là dịch cabin, là hình thức đòi hỏi nhiều kỹ năng nhất. Trong đó, phiên dịch viên thường phải lập tức ghi nhớ thông tin đang truyền tải của người nói ngôn ngữ nguồn. Sau đó, ngay lập tức dịch sang ngôn ngữ của người nghe.

Việc thực hiện phiên dịch song song yêu cầu người dịch truyền đạt câu nói của đối tác một cách chính xác trong khoảng thời gian rất ngắn.

Phiên dịch nối tiếp (consecutive interpreting)

Phiên dịch nối tiếp (dịch đuổi) yêu cầu chuyển ngôn ngữ ngay sau khi người nói đã truyền đạt thông tin (thường trong khoảng thời gian từ 1 đến 5 phút). Để đảm bảo chính xác, bạn cần ghi chú kỹ càng để nhớ tất cả các ý chính, sau đó truyền đạt thông tin một cách chính xác.

Phiên dịch nối tiếp (consecutive interpreting)

Phiên dịch tiếp cận (liaison interpreting)

Hình thức này thường được áp dụng trong các cuộc họp, buổi gặp gỡ nhỏ giữa hai bên tham gia sử dụng hai ngôn ngữ khác nhau. Trong hình thức này, chỉ có một phiên dịch viên đảm nhiệm việc chuyển đổi ngôn ngữ. Điều đó có nghĩa là phiên dịch viên sẽ dịch từ ngôn ngữ của một bên sang ngôn ngữ của bên kia và ngược lại.

Phiên dịch tiếp sức (relay interpreting)

Trong một cuộc họp hội nghị có sử dụng nhiều hơn ba ngôn ngữ (ví dụ: Anh – Lào – Campuchia – Việt Nam), ban tổ chức sẽ sắp xếp cabin và thiết bị để mọi người có thể nghe được ngôn ngữ mà họ mong muốn.

Ví dụ, trong một cuộc họp cụ thể, khi đại diện Việt Nam phát biểu, phiên dịch viên trong cabin tiếng Việt sẽ dịch sang tiếng Anh. Trong khi đó, phiên dịch viên trong cabin Lào và Campuchia sẽ nghe tiếng Anh và sau đó chuyển đổi sang ngôn ngữ Lào và Campuchia.

Phiên dịch thầm (whispering interpreting)

Phiên dịch thầm là hình thức dịch tương tự như phiên dịch song song, nhưng người dịch chỉ phục vụ cho một nhóm nhỏ và nói thầm vào tai người nghe.

Hình thức này thích hợp với các buổi dịch yêu cầu sự bảo mật, chẳng hạn như các buổi trao đổi bí mật quân sự, bí mật kinh doanh và những tình huống tương tự.

Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu (sign language interpreting)

Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu là hình thức chuyển đổi ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ ký hiệu và ngược lại.

Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu

Hình thức này được sử dụng khi người tham gia buổi dịch là người khiếm thính. Trong trường hợp đó, người dịch ngôn ngữ ký hiệu sẽ chuyển đổi những gì người nói truyền đạt thành ngôn ngữ ký hiệu và chuyển ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính thành ngôn ngữ nói.

Yêu cầu cần có của phiên dịch viên

Sự thông thạo ngôn ngữ

Để trở thành một phiên dịch viên thì bạn phải có khả năng thành thạo ngoại ngữ. Mặc dù không bắt buộc phải có bằng cử nhân nhưng hầu hết các công ty tuyển dụng đều ưu tiên các ứng viên có bằng cử nhân ngành ngôn ngữ. Đồng thời, việc tham gia các khóa phiên dịch và các kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ như IELTS, TOEIC, JLPT, TOPIK, HSK,… cũng rất quan trọng để chứng nhận năng lực của bạn.

Để truyền tải thông tin đúng nghĩa và đủ cảm xúc qua các ngôn ngữ, sự linh hoạt và sử dụng từ ngữ một cách nhuần nhuyễn giữa các ngôn ngữ mà bạn dịch thuật cũng rất quan trọng đối với phiên dịch viên.

Về tư duy

Kiến thức về văn hóa và đời sống cũng góp phần quan trọng vào sự chuyên nghiệp của phiên dịch viên. Việc hiểu rõ ngữ cảnh sẽ làm cho bản dịch trở nên đáng tin cậy và phù hợp.

Về tư duy phiên dịch viên

Thông qua ngôn ngữ gốc, việc hiểu rõ ý muốn truyền đạt của tác giả và đáp ứng nhu cầu thông tin của người đọc và người nghe một cách toàn diện là mục tiêu quan trọng nhất trong việc cung cấp bản dịch chuyên nghiệp nhất.

Về tính cách

Phiên dịch viên phải cẩn trọng và chính xác trong từng từ ngữ, ngữ pháp và ý nghĩa trong mỗi lần phiên dịch. Hiểu rõ ý tác giả và truyền đạt đúng ngữ điệu mà tác giả hoặc người nói mong muốn.

Không áp dịch một cách cứng nhắc và cũng không nên thay đổi quá mức lời nói của tác giả. Truyền đạt chính xác là yếu tố cốt yếu, phải đảm bảo giữ nguyên ý nghĩa ban đầu.

Đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng và được đánh giá cao trong mọi ngành nghề, bao gồm cả lĩnh vực phiên dịch. Thái độ của người dịch phải đảm bảo không thiên vị đối với bất kỳ bên nào và đặc biệt là phải trung thành với nhiệm vụ dịch thuật, không được thêm bớt, nhận xét, bình luận hay tự thể hiện ý kiến cá nhân trong quá trình dịch.

Đạo đức nghề nghiệp phiên dịch viên

Yếu tố khác

Thành thạo ngoại ngữ và kỹ năng đọc, viết tốt là yếu tố cần thiết của ngành. Để hiểu tác giả và truyền đạt đúng, bạn cần vững ngữ pháp, từ vựng và tư duy nhạy bén. Để trở thành phiên dịch viên chuyên nghiệp, cần học tập thường xuyên, tích lũy kinh nghiệm và có niềm đam mê với công việc. 

Cơ hội của ngành biên phiên dịch

Thu nhập

Mức thu nhập của nghề biên dịch có thể được coi là hấp dẫn, với mức lương trung bình từ 200 – 400 USD mỗi ngày. Điều này có nghĩa là trong một tháng, số tiền kiếm được có thể lên rất cao. Đối với các dự án khẩn cấp hoặc quan trọng, mức thu nhập có thể tăng lên nhiều lần so với mức bình thường.

Mức độ thăng tiến

Nắm vững kiến thức và kỹ năng dịch thuật chuyên sâu tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến. Bạn có thể thăng tiến bằng cách trở thành người lãnh đạo hoặc quản lý các dự án biên phiên dịch.

Mức độ thăng tiến

Ngoài ra, bạn cũng có thể phát triển chuyên môn bằng cách trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể. Bạn có thể mở rộng lĩnh vực hoạt động bằng cách trở thành hướng dẫn viên du lịch hoặc làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia. Việc này mở ra nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực du lịch, đối ngoại và truyền thông.

Cơ hội việc làm

Những người làm trong lĩnh vực này không cần lo lắng về việc tìm kiếm công việc trong tương lai. Nhu cầu tuyển dụng ngành này luôn cao, điều quan trọng là bạn phải trang bị tốt kỹ năng ngôn ngữ và tích lũy kiến thức đa lĩnh vực. 

Ngoài việc tìm kiếm việc làm trong các công ty, bạn cũng có thể lựa chọn làm việc tự do với mức thu nhập hấp dẫn, mà không cần phụ thuộc vào một công ty cố định.

Bạn có thể tìm việc làm biên phiên dịch tại các website như: vietnamworks.com, careerlink.vn, topcv.vn, indeed.com, vieclam24h.vn,…

Mở rộng mối quan hệ

Qua các cuộc gặp gỡ và trò chuyện, bạn sẽ gặp gỡ được nhiều người trên khắp thế giới, bao gồm những người nắm giữ quyền lực trong một quốc gia, giám đốc của các tập đoàn lớn hoặc những người thành công trong một lĩnh vực nào đó.

Bên cạnh mục tiêu phục vụ công việc, qua những cuộc gặp gỡ này, bạn sẽ có cơ hội xây dựng mối quan hệ và học hỏi những bí quyết thành công từ họ.

Khó khăn của ngành biên phiên dịch

Áp lực công việc cao

Phiên dịch viên phải tập trung, ghi nhớ nội dung và truyền tải chính xác. Thời gian, chất lượng dịch và khả năng xử lý tình huống tạo áp lực rất lớn. Môi trường làm việc thay đổi liên tục, đòi hỏi sức khỏe tốt. Tuy nhiên, với đam mê và kỹ năng, phiên dịch viên có thể vượt qua áp lực và thành công trong công việc.

Áp lực công việc cao

Tỷ lệ cạnh tranh cao

Xã hội hội nhập hiện nay có không ít người giỏi ngoại ngữ và có khả năng trở thành biên phiên dịch viên. Tuy nhiên, nghề này không chỉ mang lại cơ hội việc làm và thu nhập cao, mà còn cạnh tranh cao và mức độ đào thải không nhỏ. Chỉ những người đáp ứng được yêu cầu dịch thuật của đa số khách hàng mới có thể tồn tại lâu dài trong nghề này.

Phải am hiểu nhiều kiến thức

Trong thực tế, ngành này yêu cầu khá cao, bạn cần phải có kiến thức đa dạng và hiểu biết về nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Điều này cho phép bạn đối mặt với các vấn đề mà bạn không phải là chuyên gia. 

Thiếu kiến thức đa lĩnh vực thì bạn sẽ khó có thể thích nghi trong môi trường cạnh tranh này. Đồng thời, hiểu về tâm lý và cảm xúc của khách hàng cũng là điều rất quan trọng trong nghề biên phiên dịch.

am hiểu nhiều kiến thức

Trong bài viết này, Dịch Thuật 24h đã giúp bạn giải đáp sự khác nhau giữa biên dịch và phiên dịch cùng những thông tin liên quan xoay quanh. Mong rằng, chuyên đề này sẽ hữu ích đối với bạn.

Subscribe
Thông báo
guest
0 Góp ý
mới nhất
cũ nhất bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
facebook-icon
0
Would love your thoughts, please comment.x