Công chứng là gì? 06 Loại phí công chứng cần biết

Trong quá trình làm các thủ tục xử lý hồ sơ, giấy tờ, thuật ngữ công chứng đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về quá trình này, hãy cùng Dịch thuật 24h tìm hiểu công chứng là gì và những thông tin cần biết khi công chứng nhé.

Công chứng là gì?

Công chứng là quá trình xác nhận và chứng thực tính chính xác, tính hợp pháp của thông tin, văn bản, hoặc sự kiện. Thông qua việc công chứng, các bên tham gia có thể đảm bảo tính minh bạch, uy tín, và sự đáng tin cậy trong các giao dịch, hợp đồng, và văn bản pháp lý. 

Công chứng thường được thực hiện bởi công chứng viên hoặc cơ quan chuyên nghiệp có thẩm quyền. Thông tin sau khi được công chứng sẽ có giá trị pháp lý và được công nhận bởi cơ quan và các bên liên quan.

Công chứng viên 

Theo “Luật công chứng năm 2014” quy định: “Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.” Công chứng viên có nhiệm vụ thực hiện chức năng công chứng nhà nước tại cơ quan công chứng nhà nước, tiến hành các hành vi pháp lý như xác nhận, chứng nhận, chứng thực các bản sao giấy tờ, tài liệu, văn bằng, các việc về thừa kế,.. 

Công chứng viên đảm bảo rằng các tài liệu được công chứng đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý và tuân thủ các quy định hiện hành. Công chứng viên cũng có thể xác nhận danh tính và chứng thực các thỏa thuận, giao dịch hoặc sự kiện khác theo yêu cầu của bên liên quan.

Các loại giấy tờ cần công chứng 

Công chứng có thể áp dụng cho nhiều loại giấy tờ và văn bản khác nhau. Dưới đây là một số giấy tờ và văn bản phổ biến cần công chứng:

  • Hợp đồng: Các hợp đồng giao kèo về mua bán, thuê nhà, cung cấp dịch vụ, làm việc, … thường cần được công chứng để đảm bảo tính pháp lý và cam kết của các bên.
  • Giấy tờ liên quan đến bất động sản: Bản hợp đồng mua bán nhà đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất, giấy phép xây dựng,… thường cần công chứng để bảo đảm tính chính xác và hợp pháp.
  • Giấy tờ tài chính: Ví dụ như giấy tờ liên quan đến tài khoản ngân hàng, chứng từ về khoản vay, bảo hiểm, chứng thư cổ phiếu,…
  • Quyết định pháp lý và quyết định của tòa án: Các văn bản như quyết định ly hôn, quyết định chấp nhận gia đình nuôi con, quyết định giải quyết tranh chấp,… thường cần công chứng để có giá trị pháp lý.
  • Giấy tờ về doanh nghiệp: Ví dụ như giấy phép kinh doanh, công chứng bản ghi động, giấy tờ liên quan đến cổ đông và ban lãnh đạo,…
  • Giấy tờ cá nhân: Chứng thực chữ ký, bản sao chứng minh thư, hộ chiếu, bằng cấp,…
  • Bản ghi công ty: Các thay đổi về cơ cấu công ty, vốn điều lệ, thành lập chi nhánh,…
  • Thỏa thuận và văn bản ký kết giữa các bên: Các thỏa thuận đối tác, thỏa thuận bảo mật,…

Các loại giấy tờ cần công chứng

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Theo Luật Công chứng 2014 thì giá trị pháp lý của văn bản công chứng được quy định như sau:

“Điều 5. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

  • Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
  • Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
  • Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
  • Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch”

Phí công chứng

Phí công chứng là phí mà những người khi thực hiện các thủ tục về công chứng phải trả cho văn phòng công chứng. Tùy thuộc vào từng loại giấy tờ, mức phí công chứng sẽ khác nhau. Hiện nay phí công chứng được tính như sau:

Phí công chứng hợp đồng, giao dịch theo giá trị

STT Hợp đồng, giao dịch Căn cứ tính
1 Hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất Tính trên giá trị quyền sử dụng đất
2 Hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng trên đất
3 Hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác Tính trên giá trị tài sản
4 Văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản
5 Hợp đồng vay tiền Tính trên giá trị khoản vay
6 Hợp đồng thế chấp/cầm cố tài sản Tính trên giá trị tài sản. Nếu hợp đồng thế chấp, cầm cố có ghi giá trị khoản vay thì tính theo giá trị khoản vay
7 Hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh Tính trên giá trị tài sản/hợp đồng, giao dịch

Tuỳ thuộc vào giá trị tài sản hoặc hợp đồng, giao dịch mà mức phí công chứng được tính như sau:

STT Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch Mức thu (đồng/trường hợp)
1 Tài sản, hợp đồng, giao dịch có giá trị dưới 50 triệu đồng 50.000đ
2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 100.000đ
3 Từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4 Từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng 1 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 1 tỷ đồng
5 Từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 3 tỷ đồng
6 Từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 5 tỷ đồng
7 Từ 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng
8 Trên 100 tỷ đồng 32,3 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa không quá 70 triệu đồng/ trường hợp)

Mức phí công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản 

STT Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch (Tổng số tiền thuê) Mức thu (đồng/trường hợp)
1 Dưới 50 triệu đồng 40.000đ
2 Từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 80 nghìn đồng
3 Từ trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng 0,08% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4 Từ trên 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng 800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 1 tỷ đồng
5 Từ trên 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng 2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 3 tỷ đồng
6 Từ trên 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 3 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 5 tỷ đồng
7 Từ trên 10 tỷ đồng 5 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (nhưng mức thu tối đa không vượt quá 8 triệu đồng/ trường hợp)

Phí công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị

STT Loại việc Mức thu (đồng/trường hợp)
1 Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp 40.000
2 Công chứng hợp đồng bảo lãnh 100.000
3 Công chứng hợp đồng ủy quyền 50.000
4 Công chứng giấy ủy quyền 20.000
5 Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với phần tăng tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư này) 40.000
6 Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch 25.000
7 Công chứng di chúc 50.000
8 Công chứng văn bản từ chối nhận di sản 20.000
9 Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác 40.000

Mức thu phí nhận, lưu giữ di chúc

Mức thu phí nhận lưu trữ di chúc là 100.000đ / trường hợp.

Phí cấp bản sao văn bản công chứng

Phí cấp bản sao văn bản công chứng là 5.000 đồng/trang, từ trang thứ 3 trở đi, mỗi trang thu 3.000 đồng nhưng tối đa không quá 100.000 đồng/bản.

Phí công chứng bản dịch

Phí công chứng bản dịch là 10.000 đồng/trang với bản dịch thứ nhất.

  • Trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ 2 trở đi thu: 5.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ 2;
  • Từ trang thứ 3 trở đi thu 3.000 đồng/trang, tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.

Thời hạn công chứng 

Về nguyên tắc, bản sao được công chứng có giá trị vô thời hạn. Tuy nhiên, trong thực tế, bản sao được công chứng có thể chia thành hai loại:

  • Bản sao vô thời hạn: Bản sao được chứng thực từ bảng điểm, bằng cử nhân, giấy phép lái xe mô tô… có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.
  • Bản sao hữu hạn: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp (6 tháng), Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng), Giấy chứng minh Nhân dân (15 năm)… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.

Thời hạn công chứng

Ngoài ra, cán bộ thụ lý có quyền yêu cầu đương sự xuất trình bản chính (bản gốc) để đối chiếu chứ không có quyền yêu cầu nộp bản sao mới.

Như vậy, pháp luật hiện hành không có quy định về việc hạn chế thời hạn sử dụng của bản sao đã được chứng thực từ bản chính nên có thể hiểu bản sao y có giá trị pháp lý đến khi nào bản gốc bị thay đổi và không còn giá trị pháp lý.

Nhưng thông thường với những giấy tờ có thể có sự thay đổi như giấy đăng ký kết hôn, giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất… cơ quan tiếp nhận chỉ chấp nhận các giấy tờ đã được chứng thực trong vòng 6 tháng, với mục đích đảm bảo tính cập nhật, tính xác thực.

Văn phòng dịch thuật công chứng

Văn phòng dịch thuật công chứng là nơi cung cấp dịch vụ dịch thuật chính xác và uy tín, được xác nhận và chứng thực bởi công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền. Văn phòng này chuyên về việc dịch thuật các văn bản và giấy tờ sang ngôn ngữ khác với mục đích công chứng, để bảo đảm tính chính xác, tính pháp lý và tính hợp pháp của các bản dịch.

Các văn phòng dịch thuật công chứng thường cung cấp các dịch vụ như:

  • Dịch thuật văn bản pháp lý: Chuyên dịch thuật các văn bản liên quan đến hợp đồng, bản án, quyết định tòa án, bản ghi công ty…
  • Dịch thuật giấy tờ cá nhân: Dịch thuật các giấy tờ như hộ chiếu, giấy phép lái xe, giấy chứng sinh, chứng minh thư, …
  • Dịch thuật tài liệu doanh nghiệp: Dịch thuật các tài liệu quảng cáo, báo cáo, hướng dẫn sử dụng, hồ sơ thầu,…
  • Dịch thuật chuyên ngành: Dịch thuật trong các lĩnh vực chuyên môn như y tế, kỹ thuật, tài chính, luật, …

Văn phòng dịch thuật công chứng đảm bảo rằng các bản dịch được thực hiện chính xác và đáng tin cậy, và có giá trị pháp lý tương đương với nguyên bản. Để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy, văn phòng dịch thuật công chứng thường sử dụng những dịch giả có chuyên môn và kỹ năng dịch thuật cao, đồng thời cũng thường áp dụng các tiêu chuẩn và quy trình kiểm soát chất lượng.

Dịch vụ dịch thuật công chứng tại Dịch thuật 24h

Dịch thuật 24h là thương hiệu của Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Trí Tài. Được thành lập từ năm 2006, đến nay Dịch thuật 24h đã có bề dày hoạt động gần 20 năm với hàng trăm nghìn khách hàng trên khắp cả nước. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ dịch thuật công chứng lấy ngay, hợp pháp hóa lãnh sự, hồ sơ du học, sao y bản chính, phiên dịch. Với đội ngũ chuyên viên lành nghề, được đào tạo bàn bản, mọi thông tin về dịch vụ công chứng, chúng tôi đều có thể giải đáp một cách chính xác nhất.

Dịch thuật 24h xin kính gửi quý khách hàng bảng báo giá dịch vụ công chứng mới nhất hiện nay:

  1. Phí sao y: 
    • Tài liệu có bản gốc: 7.000đ/trang
    • Tài liệu không có bản gốc: 10.000đ/trang
  1. Dấu của công ty dịch thuật: 30.000đ/bản/15 trang.
  2. Dấu của phòng công chứng tư nhân: 40.000đ/bản/15 trang.
  3. Dấu của phòng tư pháp nhà nước: 60.000đ/bản/15 trang.

Công ty chúng tôi luôn có chính sách ưu đãi đặc biệt về giá với khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của Dịch thuật 24h. Nếu quý khách có nhu cầu công chứng với số lượng lớn, hãy liên hệ ngay với Dịch thuật 24h để được tư vấn và báo giá ưu đãi nhất.

Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại Dịch thuật 24h

Như vậy, Dịch thuật 24h vừa gửi tới các bạn những những thông tin về thủ tục công chứng. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích các bạn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ theo quy định để tránh những sai sót không đáng có khi công chứng giấy tờ nhé.

Subscribe
Thông báo
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
facebook-icon
0
Would love your thoughts, please comment.x